Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Lịch khám thai định kỳ đầy đủ dành cho bà bầu

Lịch khám thai định kỳ đầy đủ dành cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, chị em phụ nữ cần đi khám thai đầy đủ, đúng lịch để theo dõi thai kỳ chặt chẽ và được bác sỹ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và con.
Các nội dung bà bầu cần quan tâm mỗi lần khám thai định kỳ bao gồm:



+ Cân trọng lượng;
+ Đo huyết áp;
+ Xét nghiệm máu;
+ Xét nghiệm nước tiểu;
+ Siêu âm thai;
+ Nói chuyện với bác sĩ về tình hình sức khỏe trong những ngày từ lần khám thai định kỳ trước đến lần khám thai định kỳ này;
+ Nhận kết quả khám thai và trao đổi thông tin với bác sĩ sản khoa.
Mỗi lần đi khám thai, bà bầu cần ghi nhớ các nội dung chính của lần khám thai đấy để trao đổi với bác sĩ. Trong trường hợp, có nội dung khám mà bác sĩ quên, bà bầu nên nhắc bác sĩ khám đầy đủ. Dưới đây là lịch khám thai định kỳ và những nội dung bà bầu cần lưu ý cho mỗi lần khám thai.

Lần khám thai định kỳ thứ nhất

Thời gian đi khám: Sau khi chậm kinh khoảng 7 ngày đến 14 ngày và thử que lên 2 vạch.
Những nội dung cần lưu ý:
+ Đây là mốc khám thai đầu tiên trong các mốc khám thai quan trọng, “bắt buộc” phải có trong thai kì. Bà bầu nên đi khám thai để kiểm tra xem phôi thai đã hình thành trong buồng tử cung chưa? Ở lần khám thai này, trứng đã được thụ tinh thành công và đang trong quá trình phân chia, hình thành phôi thai. Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ xác định phôi thai đã xuất hiện trong cơ thể bà bầu. Nếu vì phôi thai còn quá nhỏ thì bác sĩ sẽ hẹn tới kiểm tra lại sau 1 tuần;
+ Trong lần khám này, bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối trước khi chậm kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên, với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, thì tuổi thai sẽ được xác định dựa trên kết quả chỉ số phát triển của phôi thai khi siêu âm. Dựa vào việc tính tuổi thai lần này, bà bầu sẽ xác định được ngày khám thai của các lần khám tiếp theo.
+ Ở lần khám thai này, bác sỹ sẽ kê đơn các loại thuốc cần thiết cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Bà bầu có thể hỏi thêm bác sỹ những cách thức đối phó với các triệu chứng thai nghén.

Lần khám thai định kỳ thứ 2

Thời gian đi khám: Tuần thai thứ 7 hoặc thứ 8
Những nội dung cần lưu ý:
+ Đây là mốc khám thai thứ 2 trong các mốc khám thai quan trọng, “bắt buộc” phải có trong thai kì. Bà bầu đi khám thai để kiểm tra thai đã vào trong buồng tử cung chưa và đã có tim thai chưa? Việc siêu âm kiểm tra xem thai đã vào tử cung chưa cũng là cách để phát hiện sớm nguy cơ chửa ngoài dạ con. Nếu bà bầu mang thai ngoài dạ con thì cần được điều trị kịp thời, để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Ở lần khám này có thể chưa thấy tim thai là vì thai còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ hẹn thai phụ tới kiểm tra lại sau 1 đến 2 tuần. Bà bầu đừng lo lắng quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe;
+ Ngoài ra, bà bầu sẽ được siêu âm xác định kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không;
+ Bà bầu cũng sẽ được tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp với sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi;
+ Ở thời gian này, làn da của bà bầu bắt đầu có những thay đổi do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. Ngoài triệu chứng nghén thì hầu như chưa có khó chịu gì đáng kể. Nếu có điều gì bất thường, bà bầu nên hỏi trực tiếp bác sỹ để có lời giải đáp.
+ Chỉ số phát triển của phôi thai từ tuần thứ 7 đến tuần thai thứ 8 là: chiều dài đầu mông từ 4,1mm đến 20mm. Ở tuần thai thứ 7, các bộ phận mắt, tai, mũi, miệng bắt đầu hình thành. Ở tuần thai thứ 8, tất cả các cơ quan nội tạng bắt đầu hình thành.

Lần khám thai định kỳ thứ 3

Thời gian đi khám: Từ tuần thai thứ 12 đến 13 tuần 6 ngày.
Những nội dung cần lưu ý:
+ Đây là mốc khám thai thứ 3 trong các mốc khám thai quan trọng, “bắt buộc” phải có trong thai kì. Khi đi khám, bà bầu sẽ tiến hành sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai  nhi, qua việc đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi của mẹ, để làm xét nghiệm Double test, tính toán nguy cơ hội chứng Down của thai nhi ở giai đoạn sớm của thai kỳ;
+ Khi siêu âm, bà bầu nên lựa chọn siêu âm 4D để khảo sát ban đầu về hình thái thai nhi như cấu trúc các chi, cột sống, nội tạng trong cơ thể. Đo khoảng sáng sau gáy hay còn gọi là đo độ mờ da gáy để dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Theo thống kê, với khoảng sáng sau gáy dày từ 3,5mm đến 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; khoảng sáng sau gáy ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%;
+ Bác sĩ sẽ tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi;
+ Ở những tuần thai này, thị lực của bà bầu có thể bị giảm sút do chất lỏng bị ứ trong mô mắt, làm giác mạc và thủy tinh thể trở nên dày hơn, gây cản trở tuần hoàn ở vùng mắt. Bà bầu cũng có nguy cơ dễ vấp ngã do ảnh hưởng của hoóc môn thai kỳ làm các dây chằng và khớp xương bị nới lỏng. Nếu thấy những khó chịu khác bà bầu cần tư vấn bác sỹ ngay khi khám thai;
+ Chỉ số phát triển của thai nhi từ tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 13 là: chiều dài đầu mông từ 48mm đến 83mm; cân nặng 9g đến 25g. Ở tuần thai thứ 12, thai nhi hoàn thiện hình hài, có thể phân biệt được giới tính qua siêu âm. Ở tuần thai thứ 13, đã thấy được huyết quản trên da thai nhi khi siêu âm.

Lần khám thai định kỳ thứ 4

Thời gian đi khám: Từ tuần thai thứ 14 đến tuần thai thứ 17.
Những nội dung cần lưu ý:
+ Lúc này, bà bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Triple là bộ 3 xét nghiệm tầm soát sử dụng máu của mẹ để tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất là AFP (loại protein do thai sản xuất), HCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (là loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Xét nghiệm sẽ cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể không và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không;
+ Đến những tuần thai này, bà bầu bắt đầu cảm nhận thai máy. Trước khi đi khám thai, bà bầu cần tự kiểm tra tình trạng thai máy để kể cho bác sỹ nghe, giúp bác sỹ hiểu rõ tình trạng của thai nhi và có những chỉ định thích hợp. Ví dụ có thấy thai máy hay không, thai máy ít hay nhiều, thai máy yếu hay mạnh… Để kiểm tra thai máy, thai phụ có thể nằm hoặc ngồi yên, sờ tay lên bụng và cảm nhận chuyển động của thai nhi. Tiếng thai máy có thể như tiếng bắp rang nổ, tiếng tôm búng hay tiếng cánh bướm đập. Người bố cũng có thể nghe tiếng thai máy khi áp tai vào bụng người mẹ;
+ Chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ từ tuần 14 đến tuần 17 là: chiều dài đầu mông từ 84mm đến 135mm; cân nặng 26g đến 199g, chiều dài xương đùi 13mm đến 26mm. Ở tuần thai thứ 14, thai nhi đã hình thành đại não và tiểu não. Ở tuần thai thứ 15, cơ quan sinh dục của thai nhi đã định hình rõ ràng. Ở tuần thai thứ 17, tim thai bắt đầu đập mạnh, nhịp đập khoảng 120 đến 160 lần/phút.

Lần khám thai định kỳ thứ 5

Thời gian đi khám: Tuần thai thứ 20
Những nội dung cần lưu ý:
+ Đây là mốc khám thai thứ 4 trong các mốc khám thai quan trọng, “bắt buộc” phải có trong thai kì. Khi khám, bác sĩ sẽ siêu âm để phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở các cơ quan, đặc biệt là các bất thường về não, tim và hệ xương, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Trong các bất thường trên, bà bầu cần đặc biệt lưu ý đến kích thước não thất bên của thai nhi. Não thất (thất có nghĩa là phòng, buồng, giống như trong từ nội thất) là những phần như hốc, xoang chứa dịch não tủy, các xoang này thông với nhau. Vì một lý do nào đó lượng dịch này tăng lên hoặc không lưu thông tốt sẽ ứ đọng lại ở các xoang gây ra tình trạng giãn não thất. Kích thước não thất bên bình thường là 7-8mm. Ngoài ra, khi đi khám, bà bầu phải làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu…. Trong đó, xét nghiệm yếu tố Rh rất quan trọng, nếu thai phụ có kết quả xét nghiệm là Rh- thì sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện những thăm khám đặc biệt liên quan và điều trị kịp thời;
+ Cũng như lần khám thai thứ 4, bà bầu cũng nên tự kiểm tra tình trạng thai máy trước khi đi khám thai để trao đổi với bác sỹ;
+ Bắt đầu từ tuần thai này, thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường hoặc huyết áp cao thai kỳ. Vì vậy, thai phụ cần duy trì chế độ ăn đầy đủ, hợp lý, vận động vừa sức để phòng tránh bị bệnh. Khi đi khám, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách phòng tránh và điều trị đúng;
+ Ngoài ra, lần khám thai này cũng là thời điểm phù hợp để bà bầu tiêm phòng uốn ván mũi 1. Sau đó, tiêm mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1 tháng để kịp thời phòng bệnh trước khi sinh;
+ Đến tuần thai này, bụng bầu to làm trọng tâm cơ thể bà bầu thay đổi, dễ bị trượt ngã. Cảm giác đau mỏi cơ thể xuất hiện nhiều như đau lưng, đau dây chằng, đau nhói ở bụng, hông hoặc ở háng là những hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu các hiện tượng đau mỏi quá sức chịu đựng, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng;
+ Chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ 20 là: chiều dài đầu mông từ 217mm đến 240mm; cân nặng 290g đến 324g, chiều dài xương đùi 13mm đến 15mm. Thai nhi phát triển đầy đủ các bộ phận tai, mũi, miệng, mí mắt.

Lần khám thai định kỳ thứ 6

Thời gian đi khám: Tuần thai thứ 22
Những nội dung cần lưu ý:
+ Đây là mốc khám thai thứ 5 trong các mốc khám thai quan trọng, “bắt buộc” phải có trong thai kỳ. Khi đi khám, bà bầu nên siêu âm 4D để chẩn đoán tình trạng thai và khảo sát các dị tật về tim, gan, phổi, sứt môi, hở hàm ếch... Sở dĩ, mẹ phải kiểm tra trong tuần thai này vì thai nhi lúc này đã gần như hoàn thiện các chức năng nhưng còn nhỏ nên khi siêu âm có thể phát hiện một số bộ phận bị khuất lấp, khó phát hiện. Bên cạnh đó, lúc này nước ối nhiều nên khi siêu âm cũng dễ dàng quan sát hơn so với những tuần sau. Nếu để qua thời gian khám này, những tuần thai sau, kích thước thai nhi lớn khiến cho một số bộ phận bị che lấp làm cho sóng siêu âm không tiếp xúc được. Ngoài ra, nếu phát hiện dị tật, có thể mẹ sẽ được chỉ định bỏ thai và việc này cần diễn ra trước tuần thai thứ 28 để an toàn cho mẹ bầu.
+ Ở tuần thai này, bà bầu có thể cảm thấy chóng mặt, nguyên nhân là do huyết áp bị giảm, máu không thể lưu thông nhanh dẫn đến việc mẹ dễ bị choáng váng khi đứng dậy hoặc sau khi đứng trong một thời gian dài. Nếu hiện tượng choáng váng, ngất xỉu xảy ra thường xuyên, bà bầu nên trao đổi thêm với bác sỹ để nhận được những lời khuyên cần thiết;
+ Chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ 22 là: chiều dài đầu mông từ 270mm đến 278mm; cân nặng 385g đến 450g, chiều dài xương đùi 35mm đến 41mm. Thai nhi trong tử cung đã biết đá chân, nắm bàn tay.


Lần khám thai định kỳ thứ 7

Thời gian đi khám: Tuần thai thứ 26
Những nội dung cần lưu ý:
+ Nếu bà bầu chưa tiêm phòng uốn ván thì cần tiến hành tiêm phòng uốn ván mũi 1. Tiêm mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1 tháng;
+ Chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ 26: Chiều dài đầu mông từ 333mm đến 335mm; Cân nặng 760g đến 809g, chiều dài xương đùi 45mm đến 53mm. Não bộ của thai nhi đã có khả năng ghi nhớ.

Lần khám thai định kỳ thứ 8

Thời gian đi khám: Tuần thai thứ 30
Những nội dung cần lưu ý:
+ Từ tuần thai này cho đến cuối thai kỳ, do cân nặng thai nhi tăng nhanh, tử cung to ra, thai phụ sẽ gặp một số khó chịu như phù, giãn tĩnh mạch, chuột rút, đau nhức nhẹ vùng vú, rạn da, đau xương sườn… Khi đi khám, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có cách phòng tránh và điều trị đúng.
+ Chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ 30 là: chiều dài đầu mông từ 405 mm đến 421mm; cân nặng 1203g đến 1368g, chiều dài xương đùi 53mm đến 63mm. Thai nhi có thể nghe và phản ứng lại các âm thanh từ bên ngoài.

Lần khám thai định kỳ thứ 9

Thời gian đi khám: Tuần thai thứ 32
Những nội dung cần lưu ý:
+ Đây là mốc khám thai thứ 6 trong các mốc khám thai quan trọng, “bắt buộc” phải có trong thai kì. Bà bầu nên siêu âm màu 4D để xác định lần cuối về dị tật của thai. Ngoài ra, bà bầu cần theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ, xem xét ngôi thai, đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ;
+ Vào thời gian này, do tử cung của thai phụ to lên, chèn ép dây thần kinh và các mạch máu gây nên các hiện tượng đau mỏi, khó chịu cho cơ thể thai phụ như đau lưng, mỏi háng, rò rỉ nước tiểu, ợ nóng, khó thở, ăn không ngon miệng, thậm chí là buồn nôn… Đây chỉ là các hiện tượng sinh lý bình thường, bà bầu không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, nếu các khó chịu vượt quá sức chịu đựng thì bà bầu cần ghi nhớ để đến khi đi khám trao đổi kỹ với bác sĩ để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị đúng.
+ Chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ 32 là: chiều dài đầu mông từ 434mm đến 440mm; cân nặng 1652g đến 1801g, chiều dài xương đùi 56mm đến 68mm.

Lần khám thai định kỳ thứ 10

Thời gian đi khám: Tuần thai thứ 35 đến tuần thai 36
Những nội dung cần lưu ý:
+ Khi khám thai, bà bầu sẽ được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn… Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng em bé lúc sinh;
+ Ở thời gian này, do tác động của nội tiết tố thai kỳ, cơ thể bà bầu có thể tăng tiết dịch âm đạo. Tuyến sữa hoạt động và sữa non nhiều hơn. Bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bên dưới và hai bầu vú để tránh bị viêm nhiễm như viêm vú, nấm âm đạo. Nếu bà bầu bị viêm vú và nấm âm đạo cần phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ để điều trị dứt điểm trước khi sinh, tránh ảnh
+ Chỉ số phát triển của thai nhi từ tuần thai thứ 35 đến tuần thai thứ 36 là: chiều dài đầu mông từ 461m đến 475mm; cân nặng 2196g đến 2671g, chiều dài xương đùi 62mm đến 76mm.
Sau lần khám thai thứ 10, rất có thể bà bầu sẽ bước vào quá trình chuyển dạ để chào đón thành viên mới trong gia đình. Trước khi vào phòng chờ sinh và trải qua quá trình chuyển dạ, bà bầu cần tiến hành lần siêu âm cuối giúp kiểm tra tình trạng em bé trước khi chào đời. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, vị trí bánh nhau, lượng nước ối và cân nặng thai nhi để lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.
Tuy nhiên, có nhiều bà bầu vẫn tiếp tục thai kỳ đủ 40 tuần hoặc thậm chí là hết 42 tuần. Với những trường hợp này, bà bầu cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần/1 lần hoặc bất cứ khi nào thấy đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động của thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa.
Trên đây là lịch khám thai đầy đủ cho bà bầu. Bà bầu cần ghi nhớ lịch này để có kế hoạch đi khám thai định kỳ đầy đủ và đúng lịch. Bà bầu nên đi khám thai vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, chưa ăn gì để xét nghiệm máu và nước tiểu cho kết quả chính xác. Trên đường từ nhà đến chỗ khám cần di chuyển tuyệt đối an toàn để tránh các va chạm, vấp ngã, mà có thể dẫn đến tai biến. Vì phải nhịn đói để làm các xét nghiệm, bà bầu nên chuẩn bị sẵn đồ ăn, uống nhẹ ví dụ một chiếc bánh ngọt, một gói xôi hay một hộp sữa nhỏ để dùng ngay sau khi lấy máu và nước tiểu, tránh cho cơ thể khỏi bị tụt đường huyết, ngất xỉu, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ.

Ngoài những triệu chứng khó chịu hay bệnh lý thường gặp đã nêu theo từng tuần thai ở trên, trong suốt thời gian mang thai, bà bầu còn gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu khác như táo bón, tiêu chảy, mất ngủ, ngạt mũi... Mỗi triệu chứng này sẽ có biểu hiện và cách điều trị khác nhau, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. 

3 nhận xét:

  1. Thuốc đặc trị bệnh ung thư

     

    Thuốc đặc trị bệnh ung thư - chiết xuất từ 100% là đu đủ được nhập khẩu từ USA chuyên điều trị bệnh ung thư, được các chuyên gia hàng đầu về bệnh ung thư nghiên cứu và bào chế ra loại thuốc quý cho các bệnh nhân.

    Tác dụng chính của thuốc đặc trị bệnh ung thư như sau:

    + Tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh K

    + Làm các khối u nhỏ và teo lại

    +Tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân

    + Ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và di căn.

    + Tăng sức đề kháng cho người bệnh đang hóa trị, xạ trị hoặc sau khi phẩu thuật.

    Trả lờiXóa
  2. Thanks !Ngoài lề tí ạ, cho em hỏi dia chi kham san phu khoa ba ria tai Vung Tau uy tin chi giup em với ạ

    Trả lờiXóa